CANADA chào đón người thành đạt như Bạn và gia đình bạn.

Di cư đến Canada là một cơ hội và kinh nghiệm sống tuyệt vời. Quốc gia với biểu tượng hình lá phong này vốn tự hào về truyền thống hiếu khách, chào đón người nhập cư, và là một trong những điểm đến di cư hàng đầu trên thế giới, đón nhận hơn 200 ngàn di dân mỗi năm. Hệ thống nhập cư Canada, cùng với mạng lưới các tổ chức hỗ trợ di dân được đánh giá có chất lượng hàng đầu thế giới. Lực lượng di dân đã đem đến cho đất nước này một nền văn hóa đa dạng, nhiều sắc thái, và giúp Canada phát triển trong phồn vinh, thịnh vượng.

Định cư Canada diện lao động (work permit) là gì?

Tương tự như ở Việt Nam, người lao động muốn làm việc thì phải xin giấy phép. Ở Canada cũng vậy, muốn được làm việc hay rõ hơn là định cư tại Canada theo diện lao động thì cần phải có Work Permit. Người lao động cũng chính là ứng viên tiềm năng của chương trình lao động cần phải hội tụ đầy đủ các tiêu chí sau mới có thể xin Work Permit.

Điều kiện Định cư Canada diện lao động?

+ Ứng viên phải có lời mới việc làm từ chủ doanh nghiệp tại Canada. Doanh nghiệp này vừa là công ty tuyển dụng cũng vừa là công ty để bảo lãnh ứng cử viên sang và làm việc tại Canada.

+ Người lao động cần phải có Giấy xác nhận thị trường lao động – Labour Market Opinion – LMO từ Cơ quan Phát triển xã hội và Nhân lực Canada (HRSDC) để xác nhận việc làm là có thực.

+ Ứng viên phải đảm bảo vấn đề về tài chính để cả bản thân và những người trong gia đình cùng nhập cư nếu có đủ để sinh sống tại quốc gia này.

+ Vì người lao động nước ngoài sang Canada để làm việc nên sẽ phải thỏa mãn các điều kiện khác về lý lịch và sức khoẻ.

+ Người tham gia sẽ phải chứng minh được bản thân và gia đình sẽ rời khỏi Canada khi Work Permit hết hạn.

+ Đối với trường hợp người lao động xin làm việc tại Quebec thì phải có thêm Giấy chấp thuận của Quebec – Certificate of acceptance

Quy trình định cư Canada diện lao động

Chủ của doanh nghiệp đứng ra bảo lãnh và xin Giấy xác nhận thị trường lao động từ Cơ quan Phát triển xã hội và Nhân lực Canada (HRSDC)

Khi nhận được giấy xác nhận thị trường lao động  thì ứng viên có thể nộp hồ sơ xin visa với Bộ di trú và Quốc tịch Canada.Sau đó chờ xét duyệt.

Khi được chấp thuận ứng viên sẽ tham gia phỏng vấn và cuối cùng là nhận vis,làm việc cho chính doanh nghiệp đã bảo lãnh ứng viên.

Một số lưu ý:

Gia đình (vợ/chồng,con cái) được phép đi theo nếu thỏa mãn một số điều kiện được đưa ra như đã quy định

Nếu thành viên trong gia đình (vợ/chồng,con cái) muốn làm việc tại Canada họ phải xin Work Permit riêng biệt

Có chưng chỉ tiếng anh như IELTS không bắt buộc nhưng sẽ là một lợi thế.

Lệ phí chi trả cho Bộ di trú $150 CAD/người

Lệ phí xử lý hồ sơ IOM  $15 USD/người

Thời gian giải quyết hồ sơ từ Viêt Nam khoảng 9 tháng

CÁC LOẠI WORK PERMIT

1, Giấy phép làm việc mở (open work permit – OWP) không quy định cụ thể nghề nghiệp và nơi làm việc, cấp cho:

  • Du học sinh đang học một chương trình post-secondary tại các DLI. WP dạng này; có thể nằm chung với study permit hoặc là một tờ WP riêng; cho phép sinh viên được đi làm tối đa 20 giờ mỗi tuần trong thời gian học và không giới hạn thời gian trong thời gian nghỉ theo quy định (“scheduled breaks” như kỳ nghỉ Hè hay kỳ nghỉ Đông…). Cần lưu ý du học sinh không được đi làm trong lúc đang học các khóa chuẩn bị như ESL, EAP hoặc các môn pre-requisite cho chương trình học chính như Toán, Lý, Sinh…
  • Du học sinh đã hoàn tất chương trình học tại một trường được công nhận. (Canadian designated learning institution – DLI) (Post-graduation Work Permit Program – PGWP).
  • Vợ/chồng hoặc common-law partner của vài dạng sinh viên hoặc người đang giữ WP. Cụ thể ở đây là sinh viên đang theo học full-time chương trình chính (post-secodary academic program) và người đang giữ WP với công việc ở NOC level 0, A hoặc B.
  • Vài dạng lao động trẻ tham gia vào các chương trình đặc biệt.
  • Đương đơn xin thường trú nhân của một hồ sơ bảo lãnh hôn nhân trong-Canada.
  • Người tị nạn, người đang xin tị nạn, người được bảo vệ (protected persons) và (các) người phụ thuộc,
  • Đương đơn xin thường trú nhân nếu đã nộp hồ sơ này ở một văn phòng ở Canada hoặc nộp trực tuyến và đang giữ work permit, và (các) người phụ thuộc.
  • Người đang giữ temporary resident permit (độ dài trên 6 tháng)

2, Giấy phép làm việc hạn chế employer (employer-specific work permit – ESWP) hạn chế nơi làm việc & tính chất công việc, áp dụng cho các trường hợp:

-Trade-agreement job offer:
Bạn có thể làm việc với một giấy phép làm việc “đóng” nếu bạn đến từ một đất nước cụ thể có ký với Canada một hiệp định thương mại và nghề nghiệp của bạn nằm trong danh sách nghề nghiệp của hiệp định đó. Một công việc toàn thời gian & thường trực từ một doanh nghiệp đạt chuẩn ở Canada là điều kiện bắt buộc. (NAFTA, GATS, Cdn-Chile FTA, Cdn-Peru FTA, Cdn-Colombia FTA, Cdn-Korea FTA… là các ví dụ).

-LMIA-backed job offer:
Có thể làm việc với một giấy phép làm việc “đóng” dựa trên một Labour Market Impact Assessment (LMIA) được duyêt bởi Employment and Social Development Canada (ESDC)/Service Canada. Người sử dụng lao động phải theo đuổi quá trình xin LMIA để cung cấp cho bạn một công việc toàn thời gian; thường trực (không theo mùa/vụ) và không xác định thời hạn. Công việc có thể ở tất cả các NOC level kể cả C & D. Tuy nhiên; con đường định cư không hẳn dễ dàng cho các công việc ở hai level này vì không nhiều các chương trình định cư tiếp nhận.

-Co-op work permit:
Giấy phép làm việc dặc biệt được cấp cho du học sinh đang theo học các chương trình post-secondary mà việc đi làm full-time trong một thời gian nhất định là một phần của chương trình học. Cần lưu ý người được cấp WP dạng này chỉ được làm tại các nơi được chỉ định từ trường.

-Các trường hợp khác:
Bạn có thể làm việc ở Canada với ý định thực hiện các công việc có thể tạo ra và duy trì các lợi ích đáng kể về mặt xã hội, văn hóa hoặc kinh tế hoặc các cơ hội cho/việc làm đôi bên cùng có lợi của công dân hoặc thường trú nhân Canada (Intra-company transferee là một ví dụ). Tham gia vào các chương trình nghiên cứu hay các công việc liên quan đến từ thiên hoặc tôn giáo cũng có thể cho phép bạn được cấp giấy phép làm việc.

CÁC ĐIỀU KIỆN VÀ HẠN CHẾ TRÊN WORK PERMIT

Cũng như study permit, mỗi WP đều có những điều kiện và hạn chế. Việc không tuân thủ các điều kiện và hạn chế này sẽ dẫn tới hậu quả nặng nề như huỷ WP và trục xuất đồng thời ảnh hưởng tới triển vọng định cư. Các điều kiện và hạn chế thường gặp:

  • Chỉ được làm việc với employer cụ thể.
  • Không được đi học, trừ khi được cho phép. Lưu ý: người đang giữ PGWP có thể xin study permit để học các khóa nâng cao; ví dụ như CPA…
  • Không được làm các việc liên quan tới (các) ngành [cụ thể].
  • Phải rời Canada trước ngày [cụ thể].
  • Chỉ được làm việc tại địa chỉ (văn phòng, nhà xưởng…) cụ thể.
  • Chỉ được làm việc với chức danh cụ thể.

TIN TỨC SỰ KIỆN – ĐỜI SỐNG CANADA