Hiệp Định Toàn Diện Và Quan Hệ Đối Tác CPTPP Của Việt Nam Tại Canada

Mới đây, Việt Nam và Canada đã đưa thoả thuận toàn diện và bắt đầu có những chuyển đổi tiến bộ trong quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương( CPTPP). Đây là sự giao dịch đại diện cho hơn 495 triệu người với tổng sản phẩm quốc nội với 13,5 nghìn tỷ CAD – chiếm 13,5 GDP toàn cầu. Hiệp định này được thông qua, Canada sẽ sớm trở thành quốc gia đưa ra những chính sách ưu đãi cho nửa tỷ người dùng ở thị trường phát triển nhanh và năng động nhất của thế giới của đất nước này – đây cũng chính là bước đầu nhằm củng cố các doanh nghiệp tại Canada đưa nền kinh tế mới và phát triển tạo công ăn việc làm công dân nước này thuộc tầng lớp trung lưu.

Tại sao Việt Nam trở thành đối tác quan trọng của Canada?

Việt Nam hiện tại đang là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Canada trong khu vực Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ( ASEAN) kể từ năm 2015. Khi hiệp định này ra đời, kinh tế cũng từ đó sẽ phát triển nhanh chóng với mức độ tăng trường GDP dự báo là sẽ tăng hơn 6,3% trong năm 2018.

Hình ảnh thương mại Canada – Việt Nam

Xuất khẩu hàng đầu của Canada đến Việt Nam (trung bình 2015-2017, $ CAD)

CPTPP

– Tổng giá trị xuất khẩu sang Việt Nam: 742.000.000 USD

– Các sản phẩm nông nghiệp (lúa mì, hạt lanh và thịt lợn): $ 297.000.000

– Cá và các sản phẩm hải sản (tôm hùm đông lạnh, cua, cá bơn): $ 119.000.000

– Kim loại và khoáng sản: 79.000.000 đô la

– Phân bón: 65.000.000 đô la

– Máy móc công nghiệp: 36.000.000 USD

Thông tin và số liệu thống kê

CPTPP

– Thương mại: xuất khẩu hàng hoá là 742 triệu đô la( trung bình 2015 – 2017), nhập khẩu hàng hoá là 4,7 tỷ USD( trung bình 2015 – 2017), xuất khẩu dịch vụ 94 triệu đô la( 2016), nhập khẩu dịch vụ 99 triệu đô la( 2016).

–  Du lịch: 99100 người Canada đã đến thăm Việt Nam vào năm 2015

– Nhập khẩu hàng hoá hàng đầu của Canada từ Việt Nam ( trung bình 2015 – 2017): máy móc thiết bị điện và điện tử 1,5 tỷ USD, dệt may 979 triệu USD, sản phẩm công nghiệp 682 triệu USD, giày dép 509 USD, cá và các sản phẩm hải sản ( tôm đông lạnh, cá được bảo quản) 260 triệu USD.

– Nhập khẩu dịch vụ(2016): Du lịch 78 triệu USD, dịch vụ thương mại 16 triệu USD, dịch vụ vận tải và chính phủ 5 triệu USD.

– Xuất khẩu hàng hoà hàng đầu( trung bình 2015 – 2017): Các sản phẩm nông nghiệp lúa mì, hạt lanh, thịt lợn 297 triệu USD, cá và các sản phẩm hải sản tôm hùm đông lanh, cua, cá bơn 119 triệu USD, kim loại và khoáng sản 79 triệu USD, phân bón 65 triệu USD, máy móc công nghiệp 36 triệu USD.

– Xuất khẩu dịch vụ (2016): du lịch 52 triệu USD, dịch vụ thương mại 22 triệu USD, dịch vụ vận tải và chính phủ 20 triệu USD.

CPTPP đẩy mạnh thương mại và đầu tư Canada – Việt Nam như thế nào?

Hiệp định được ký định sẽ mở ra thị trường giao dịch dựa trên các quy tắc và tăng cường tiếp cận thị trường cho các nhà xuất khẩu và các nhà đầu tư tại Việt Nam. Đồng thời, thiết lập quyền truy cập miễn thuế đối với thương mại hàng hoá giữa hai quốc gia, loại bỏ thuế quan đối với hàng xuất khẩu chính của Canada bao gồm:

– Nông sản xuất khẩu sang Canada: 

+ Thịt bò mức thuế lên đến 31% đối với những thịt bò tươi, ướp lạnh, đông lạnh sẽ được loại bỏ trong vòng hai năm và mức thuế lên tới 34% đối với tất cả các sản phẩm thịt bò khác sẽ được loại bỏ trong vòng 7 năm.

+ Thịt lợn mức thuế tớ 31% đối với sản phẩm thịt tươi, ướp lạnh, chuẩn bị sẽ được loại bỏ trong vòng 9 năm.

+ Cải dầu: mức thuế 5% đối với hạt cải sẽ được loại bỏ khi có hiệu lực, trong khi mức thuế lên tới 20% đối với dầu hạt cải sẽ được loại bỏ trong vòng 7 năm.

+ Rượu vang và rượu whisky mức thuế lên tới 56% sẽ được loại bỏ trong 10 năm.

– Mặt hàng cá và hải sản:

+ Tôm hùm mức thuế lên tới 34% đối với tôm hùm đã chuẩn bị sẽ được loại bỏ trong vòng 3 năm.

+ Cá hồi mức thuế lên tới 18% đối với cá hồi tươi, ướp lạnh, đông lạnh sẽ được loại bỏ khi có hiệu lực.

+ Phi lê cá mức thuế lên tới 18% đối với phi lê cá đông lạnh sẽ được loại bỏ khi có hiệu lực.

CPTPP

– Mặt hàng lâm sản và sản phẩm gỗ giá trị gia tăng:

+ Hộp carton và thùng đóng gói mức thuế lên tới 24% sẽ được loại bỏ trong 3 năm 

+ Giấy in báo mức thuế lên tới 25% sẽ được loại bỏ trong vòng 3 năm 

+ Giấy và bìa không tráng mức thuế lên tới 27% sẽ được loại bỏ trong 3 năm.

– Những sản phẩm công nghiệp:

+ Máy móc công nghiệp mức thuế lên tới 25% sẽ được loại bỏ trong vòng 8 năm

+ Hoá chất và nhựa mức thuế lên tới 31% sẽ được loại bỏ trong vòng 10 năm.

+ Kim loại và khoáng sản mức thuế lên tới 40% sẽ được loại bỏ trong vòng 10 năm 

+ Mỹ phẩm mức thuế lên tới 30% sẽ được loại bỏ trong vòng 4 năm

– Về đầu tư, hiệp định CPTPP sẽ cho phép những công ty của Canada đầu tư với niềm tin lớn hơn ở Việt Nam, cung cấp cho họ sự bảo vệ khỏi sự đối xử không công bằng hay phân biệt đối xử, cũng như khả năng dự đoán, minh bạch hơn. Những cam kết của nước ta đối với các dịch vụ tài chính vượt xa những gì đã cung cấp trong những hiệp định thương mại tự do trước đây, tạo ra những cơ hộ mới cho những nhà cung cấp dịch vụ tài chính Canada. Ngành dịch vụ của nước bạn cũng sẽ được lợi từ việc truy cập dễ hơn, minh bạch hơn ở Việt Nam bao gồm: dịch vụ môi trường và kinh doanh dịch vụ. 

Một số những cam kết mới về việc gia nhập tạm thởi của những doanh nhân hiện nay sẽ giúp các doanh nghiệp Canada tạm thời làm việc tại Việt Nam được dễ dàng hơn, bao gồm cả những nhà đầu tư. Hiệp định CPTPP thiết lập cả một tiêu chuẩn về bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm một loạt những nguyên tắc mới đối với chế độ nội địa của Việt Nam. Nhà cung cấp hàng hoá hoặc dịch vụ của Canada cũng có quyền truy cập vào các cơ hội mua sắm của chính phủ tại Việt Nam, hỗ trợ bởi những quy trình mở, công bằng, minh bạch khi đấu thầu với hợp đồng mua sắm, cung cấp những quy định về lao đông và môi trường.

Cơ hội ngành tại Việt Nam

– Giáo dục: Cơ hội tồn tại trong cả tuyển dụng giáo dục và hợp tác, Việt Nam là một trong những nước nhập khẩu dịch vụ giáo dục lớn nhất thế giới với khoảng 130.000 sinh viên du học và 3 tỷ USD mỗi năm dành cho du học. Đứng đầu ở Đông Nam Á và thứ 5 trên toàn cầu là có một quốc gia nguồn cho sinh viên quốc tế ở Canada với khoảng 14.095 sinh viên hoạc tập tại nước này vào 2017.

– Công nghệ thông tin và truyền thông ( CNTT – TT): Ngành này cũng đang đóng góp 7% vào GDP của Việt Nam, đứng đầu 63 tỷ USD trong 2016. Vào năm 2017, mạng 4G được triển khai trên khắp Việt Nam, nơi đặt nền tảng cho sự phát triển của Internet, dữ liệu lớn, phân tích, công nghệ tài chính, ứng dụng chăm sóc sức khoẻ, công nghệ sạch và giao thông.

– Nông nghiệp và thực phẩm công nghệ: Ngành này chiếm khoảng 1 nửa xuất khẩu của Canada sang Việt Nam trong 2016, nơi đây được xếp hạng điểm xuất khẩu thứ 2 cho nước bạn trong lĩnh vực này chỉ sau Indonesia. Cơ hội cũng tồn tại cho di truyền động vật Canada, giải pháp thức ăn được cấp bằng sáng chế và các đầu tư vào kinh doanh nông nghiệp và công nghệ khác cho ngành sản xuất thực phẩm.

– Cơ sở hạ tầng: Những cải tiến trong vận chuyển hàng loạt và cơ sở hạ tầng đường bộ đang tạo cơ hội trong quy hoạch, thiết kế, quản lý dự án, kỹ thuật tiên tiến, hệ thống điều khiển thông minh. Quy hoạch thành phố thông cũng là ngành công nghiệp mới nổi bật. 

– Công nghệ sạch: Khi chính phủ xây dựng kế hoạch hành động để giải quyết biến đổi khí hậu, các cơ hội sẽ xuất hiện trong năng lượng tái tạo, quản lý chất thải, xử lý nước thải.

– Hàng không vũ trụ: Việc mở rộng giao thông hàng không, số lượng tài sân bay, đội bay và các loại máy bay đang tăng nhu cầu bảo trì, sửa chữa, đại tu, kiểm soát không lưu, huấn luyện phi công. Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế dự báo Việt Anm sẽ là một trong 10 thị trường hàng không phát triển nhanh nhất thế giới trong hai thập kỷ tới.

Nguồn: international.gc.ca/2019/April/ Công ty Định Cư Villaland biên dịch

CPTPP

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *